Buổi học Thực hành pháp luật về thành lập và vận hành văn phòng công chứng
Học Luật và thực hành Luật
Ở phương Tây, sinh viên Luật ngoài giờ học thường đến dự thính tại các phiên tòa công khai để liên hệ thực tế với những vấn đề đang học, đang quan tâm. Ngoài ra, nhà trường còn có chương trình trao đổi sinh viên giữa các nước. Sinh viên sẽ được mở rộng tầm nhìn về thực tiễn dạy luật và học luật ở các nước khác nhau, từ đó có sự so sánh các hệ thống pháp luật các nước trên thế giới ngay trên băng ghế nhà trường.
Ts.CCV Lê Quốc Hùng, Trưởng Văn phòng công chứng Đông Đô
Tại Việt Nam, các trường Luật hiện nay cũng đã quan tâm rất nhiều tới việc gắn đào tạo lý thuyết với thực tiễn nghề nghiệp.Khoa Luật – Trường ĐH Đại Nam cũng là nằm trong số đó. Và để sinh viên ra trường có những kỹ năng, sự chủ động trong công việc khoa Luật – Trường ĐH Đại Nam cũng đã tổ chức các buổi học thực hành với những chuyên đề phong phú và cần thiết. Đây là mô hình giáo dục thực hành luật, một phương pháp học tập dựa trên sự trải nghiệm, qua đó sinh viên sẽ được thực hành các kiến thức pháp luật và đưa nó vào thực tiễn thông qua các hoạt động thực hành pháp luật”.
Sinh viên tham dự học thực hành được làm bài thảo luận và yêu cầu ghi chép nội dung vào sổ Thực hành nghề nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội thực hành thực tế, phục vụ cho học tập cũng như công việc chuyên môn trong tương lai.
Cần làm gì để việc “học đi đôi với hành” trong đào tạo Luật?
Muốn việc học và hành đi liền với nhau, trước hết các nhà trường cần có đội ngũ Giảng viên năng động và tích cực, gắn giữa lý thuyết giảng dạy với thực tế: “Giảng viên không chỉ dừng lại ở việc mô tả điều luật mà còn hiểu được những khía cạnh thực tiễn, những góc nhìn khác nhau trong xã hội mà luật pháp hướng đến”.
Tuy nhiên, không phải trường ĐH nào cũng đáp ứng một đội ngũ giảng viên như thế. Vì thế, việc mời các chuyên gia, các thẩm phán, luật sư, nhà thực hành chuyên môn có kinh nghiệm… tham gia những buổi trao đổi nghề nghiệp với sinh viên, giảng dạy một số chuyên đề giúp sinh viên hiểu được khía cạnh thực tiễn của ngành nghề là hết sức cần thiết.
Khoa Luật ĐH Đại Nam mời PGS.TS Hoàng Thế LiênPGS.TS Hoàng Thế Liên nói về những điểm đổi mới của hiến pháp 2013
Bên cạnh đó, bản thân mỗi sinh viên cũng phải có tư tưởng gắn học với hành bằng cách quan tâm tới các sự kiện luật pháp đang diễn ra ngoài xã hội. Chính bản thân sinh viên phải tự nghiên cứu, đặt câu hỏi cho những vấn đề mình còn thắc mắc từ lý thuyết trường học ra ngoài cuộc sống. Sinh viên Luật nên tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa nghề nghiệp, giúp rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân.
“Điều cốt yếu nhất của sinh viên ngành Luật hay bất cứ ngành nghề gì vẫn là sự đam mê, tự tìm tòi học hỏi, lao động học tập một cách chủ động và tích cực để những kiến thức lý thuyết được áp dụng vào cuộc sống đúng đắn nhất”