Tác động của tỷ giá hối đoái, góc nhìn từ nền kinh tế Nhật Bản
Nhật Bản là nước duy nhất trên giới có GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương (PPP). Đây là một trong những thước đo quan trọng, ưu việt hơn hẳn GDP bình quân đầu người theo phương pháp thông thường và nó được dùng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trong so sánh quốc tế, đồng thời là một căn cứ quan trọng phục vụ cho việc tính chỉ số phát triển con người (HDI). Trong khi đó, bởi dân số thấp nên GDP bình quân đầu người thông thường được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội và được điều chỉnh bởi lạm phát, cũng như bởi dân số. Cụ thể, GDP bình quân đầu người theo PPP của dân Nhật trong năm 2014 là 35.634,97 USD/năm. Trong khi thu nhập GDP bình quân đầu người của dân Nhật lại là 37.595,18 USD/năm.
Với nền kinh tế Nhật sản lượng kinh tế GDP của Nhật lớn gấp gần 25 lần sản lượng kinh tế của Việt Nam. Nhật có dự trữ ngoại tệ rất lớn là chủ nợ số một nhiều năm của Mỹ cùng Trung Quốc, mặc dù đồng yên Nhật (JPY) bị mất giá nhưng giới đầu tư vẫn kỳ vọng đồng JPY tăng giá khi kinh tế Nhật lành mạnh, hoặc có thể bán ra trái phiếu kho bạc Mĩ làm đồng JPY có thể tăng giá bất cứ khi nào họ cần. Trong tháng 8/2015, dự trữ ngoại hối của Nhật đạt 1.245 tỷ USD, trong khi đó mức cao mọi thời gian là 1.307 tỷ USD vào tháng 1/2012. Nhật cũng có kho dự trữ bằng vàng của cũng khá lớn lên đến 765,20 tấn vàng.
Trong quá khứ, vào tháng 9/2010, chính phủ Nhật đã bán cổ phần của họ bằng đồng JPY lần đầu tiên trong 6 năm, tỷ giá hối đoái của đồng yên (JPY) tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1995 (khi trận động đất Kobe xảy ra, khiến tư bản Nhật ở nước ngoài rút tiền về tái thiết đất nước) so với đồng USD, vào tháng 10/2011, trong lúc khủng hoảng kinh tế Mỹ và Châu Âu chưa thoát ra khỏi suy thoái, giới đầu tư mua vào các tài sản Nhật làm tăng giá đồng JPY cao đến mức chỉ có 75,74 JPY đổi ra 1 USD khiến các mặt hàng xuất khẩu trở lên đắt và khó cạnh tranh hơn. Trong quá khứ đồng JPY từng rơi xuống mức 306,84 JPY mới đổi được 1 USD là vào tháng 12/1975. Hiện nay, “tăng trưởng cho vay” (loan growth) của Nhật khá hơn là ở mức 2,70% so với mức trung bình của nó từ năm 2001 đến năm 2015 là âm 0,61% là mức khả quan so với mức cao nhất là 3,65% trong tháng 12/2008.
Nhật là quốc gia nợ chính phủ theo phần trăm của GDP năm 2014 lên đến 230%, và con số này đến tháng 8/2015 lên đến 280%. Nhưng nợ chính phủ trên GDP phải hiểu là các khoản nợ được sử dụng bởi các nhà đầu tư để đo lường khả năng thực hiện thanh toán trong tương lai của quốc gia đó, nó ảnh hưởng đến chi phí đi vay nước ngoài và lợi suất trái phiếu chính phủ. Vì thế, nó tùy thuộc vào “nợ nội trái” hay “nợ ngoại trái” để tính ra rủi ro. Thực tế, các khoản nợ của chính phủ Nhật đều được yết giá bằng đồng nội tệ là đồng JPY, nên ta thấy sản lượng trái phiếu chính phủ 10 năm của Nhật theo yêu cầu của các nhà đầu tư (chủ yếu là dân Nhật) để cho chính phủ Nhật vay vốn phản ánh kỳ vọng lạm phát và khả năng các khoản nợ sẽ được hoàn trả là rất thấp, hiện nay chỉ ở mức 0,34%. Các chủ nợ vẫn là dân Nhật, điều đó nôm na là Nhật nợ người Nhật chứ không nợ nước ngoài như các quốc gia khác, do đó dù Nhật có in bạc bơm tiền vào kinh tế thì cũng không bị áp lực trả lãi cao. Tức là chủ nợ và con nợ đi vay cũng như việc ấn định lãi suất đều do Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) quyết định, nếu chủ nợ réo đòi thì BOJ chỉ cần in bạc ra trả, nếu in nhiều tiền quá thì chủ nợ, tức dân Nhật sợ đồng bạc mất giá họ sẽ tiếp tục cho BOJ vay, hoặc kinh điển hơn nó còn có tác dụng “hù dọa” làm dân Nhật sợ đồng bạc mất giá mà đem tiền ra chi tiêu việc này dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và Nhật sẽ không bao giờ vỡ nợ công.
Mỹ, EU có WB, IMF, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB),… thì Nhật là chủ đầu tư của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dân Nhật và các công ty nước này nắm giữ một lượng tài sản của thế giới là rất lớn lao. Trong các sáng lập viên ồn ào quy tụ 57 thành viên của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu, gọi tắt là AIIB, với số vốn chạm vào 100 tỷ USD, thì trong tháng 6/2015 Nhật bơm thẳng 120 tỷ USD vào ADB không chỉ tài trợ các dự án tại Á châu truyền thống mà còn lấn ra ngoài tận Châu Phi, Mỹ La Tinh,…để cho các nước này vay với lãi suất hạ do chính Nhật quyết định.
Từ phân tích trên, rõ ràng việc đồng JPY bị trượt giá không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế và người dân Nhật. Quay trở lại với Việt Nam, GDP là con số thống kê quan trọng nhất của đất nước nhưng cách tính hiện nay lại rất lơ mơ, không chính xác. Và chỉ một sự thay đổi nhỏ của tỷ giá cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và người dân Việt Nam. Một minh chứng cụ thể gần đây, Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ khiến hàng hóa của nước này đã rẻ lại càng rẻ hơn và như thế hàng Việt Nam sẽ không cạnh tranh được và tình hình nhập siêu với Trung Quốc thêm trầm trọng. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 60% là nguyên vật liệu, trên 34% cho máy móc thiết bị và chỉ khoảng gần 6% cho tiêu dùng cuối cùng. Nền sản xuất của Việt Nam dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, theo tính toán cho thấy xuất khẩu của Việt Nam ngày càng ít lan tỏa đến giá trị gia tăng mà chỉ lan tỏa đến nhập khẩu. Như vậy, khi VNĐ mất giá 3% sẽ khiến chi phí trung gian chung của nền kinh tế tăng lên do giá trị nhập khẩu tăng lên và chỉ số giá sản xuất (PPI) ngay chu kỳ sản xuất đầu tiên tăng lên 0,65 điểm phần trăm và chu kỳ sản xuất tiếp theo tăng lên 0,75%, như vậy tổng ảnh hưởng là 1,1 điểm phần trăm và GDP có thể giảm 2% – 2,27%. Trong trường hợp này, nếu Ngân hàng nhà nước tiếp tục phá giá VND có thể dẫn đến sự hoang mang của người gửi tiền tiết kiệm, khi người dân rút tiền tiết kiệm để trú ẩn vào kênh USD và vàng thì tiết kiệm không thành vốn mà chỉ là tiền tệ, lúc đó sẽ kéo nền kinh tế suy giảm…
Kết luận
Từ góc nhìn là nền kinh tế Nhật Bản và những phân tích về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đang diễn ra tại Việt Nam, bài viết cũng đưa ra một số đóng góp:
Thứ nhất, xây dựng cách tính GDP phù hợp với sự phát triển của đất nước để có thể kiểm soát và hạn chế tác động mạnh của tỷ giá hối đoái.
Thứ hai, Việt Nam không can thiệp được các kịch bản điều chỉnh giá đồng tiền quốc tế nên việc điều hành tỉ giá của Việt Nam có thể bị tác động của bối cảnh quốc tế. Do vậy, Việt Nam không nên tuyên bố cứng nhắc về mức điều chỉnh tỉ giá hàng năm.
Thứ ba, Việt Nam nên thay việc điều chỉnh tỉ giá theo kiểu “bậc thang” như hiện nay bằng việc điều chỉnh tỉ giá theo kiểu “trườn bò”. Tức là thực hiện nhiều lần điều chỉnh với mức điều chỉnh thấp.
Thứ tư, Nhà nước có thể can thiệp ổn định “tâm lý” liên quan đến tỷ giá thay đổi ngoài việc đưa ra các “tuyên bố”, nên cân nhắc ổn định tâm lý bằng việc chủ động bơm – hút ngoại tệ khi cần thiết.
Diễn biến của tỷ giá hối đoái giữa USD với EUR, giữa USD/JPY cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Trong thời gian tới, tỷ giá hối đoái sẽ biến động theo hướng nào, quả thật không dễ dự đoán. Chính vì thế, bài toán về tỷ gía hối đoái luôn luôn là bài toán khó và cần phải được giải đáp một cách thận trọng.
Xem thêm thông tin tại: http://tuyensinh.luatkinhte.edu.vn/