Giới thiệu tài nguyên giáo dục mở cho một số thành viên của VFOSSA tại trường Đại học Đại Nam.
– Đại diện cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về công nghệ mở – Bộ Khoa học Công nghệ đã có buổi nói chuyện, trao đổi với các thành viên Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) về Tài nguyên giáo dục mở.
Ngày 04/11/2015, tại Trường Đại học Đại Nam, chuyên gia Lê Trung Nghĩa – Đại diện cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về công nghệ mở – Bộ Khoa học Công nghệ đã có buổi nói chuyện, trao đổi với các thành viên Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) về Tài nguyên giáo dục mở. Tham dự buổi nói chuyện có các lãnh đạo, chuyên gia, giảng viên của các doanh nghiệp và các Trường Đại học thành viên VFOSSA, trong đó có Trường Đại học Đại Nam.
Các nội dung cơ bản của buổi nói chuyện bao gồm:
1. Khái niệm cơ bản về OER
2. Hệ thống giấy phép tư liệu mở – OER
3. Khía cạnh công nghệ của OER – các yêu cầu và lựa chọn
4. Tìm kiếm & ứng dụng OER
5. Ảnh hưởng của sử dụng OER lên giáo dục
6. Chiến lược OER
7. Xây dựng thí điểm nền tảng OER
TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) – TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC ĐƯỢC CẤP PHÉP MỞ: là các tư liệu học tập có thể được sử dụng cho việc dạy, học và đánh giá mà không có chi phí. Chúng có thể được sửa đổi và được phân phối lại mà không vi phạm các luật bản quyền. Việc phát triển và sử dụng Tài nguyên giáo dục mở đang trở thành xu thế tất yếu và sống còn của các các hệ thống giáo dục trên thế giới. Đi đầu trong phát triển và sử dụng Tài nguyên giáo dục mở là Trường Đại học MIT – Hoa Kỳ. Ngày 29/10/2015 Bộ Giáo dục Hoa kỳ đã phát động chiến dịch khuyến khích các Trường Đại học đi với “Mở” ( #GoOpen) bắt đầu từ Tài nguyên giáo dục mở.
Việc phát triển và sử dụng Tài nguyên giáo dục mở góp phần gia tăng sự bình đẳng, cho phép tất cả sinh viên trên mọi quốc gia đều có quyền và điều kiện sự truy cập tới các tư liệu mở. Các nguồn tư liệu đó luôn có thể được cập nhật một cách nhanh nhất bởi các chuyên gia hang đầu thế giới, chính từ điều đó Tài nguyên giáo dục mở thích hợp nhất với mục tiêu học tập chất lượng cao.
Việc chuyển sang các OER cho phép các trường học tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho việc biên soạn, xuất bản.. các tài liệu giáo trình và các tài nguyên giáo dục khác; từ đó có thể tái mục đích tiền đầu tư cho các sách giáo khoa tĩnh vào các nhu cầu cấp bạch khác, như việc đầu tư vào việc chuyển sang học tập số.
Các cuốn sách giáo khoa, tài liệu học tập truyền thống bị luôn bị lỗi thời vĩnh viễn, ép các khu trường tái đầu tư phần đáng kể ngân sách của họ vào việc thay thế chúng. Các điều khoản sử dụng các OER cho phép các nhà giáo dục duy trì chất lượng và sự thích hợp các tư liệu của họ thông qua các cập nhật liên tục.
Các OER giúp cho các giáo viên trở thành các nhà sang tạo chuyên nghiệp sáng tạo bằng việc trao cho họ khả năng tùy biến thích nghi các tư liệu học tập để đáp ứng được các nhu cầu của các sinh viên của họ mà không vi phạm các luật bản quyền.
Nội dung buổi nói chuyện và trao đổi một lần nữa khẳng định lợi ích và xu thế tất yếu của việc phát triển và sử dụng Tài nguyên giáo dục mở; giúp các doanh nghiệp, các giảng viên và sinh viên có cách nhìn mới và nắm bắt phương pháp tiếp cận nguồn Tài nguyên giáo dục mở khổng lồ trên thế giới.
TS. Lương Cao Đông – Hiệu phó kiêm Trưởng Khoa Công nghệ thông tin Đại học Đại Nam
Xem thêm thông tin tại: http://tuyensinh.luatkinhte.edu.vn/