ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA LUẬT
- GIỚI THIỆU CHUNG
Khoa Luật – Trường Đại học Đại Nam được thành lập theo Quyết Định số 735/QĐ – ĐN, ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Hội Đồng Quản trị và Quyết Định số 452/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép ĐH Đại Nam đào tạo ngành Luật kinh tế hệ chính quy. Trải qua gần 6 năm xây dựng và phát triển, Khoa Luật đã và đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò, sứ mạng của mình.
Đội ngũ lãnh đạo, giảng viên đứng lớp là các giảng viên có trình độ Phó giáo sư, Tiến sỹ và Thạc sỹ giỏi chuyên môn và có kỹ năng sư phạm tốt. Phương pháp dạy và học hiện đại giúp củng cố, tổng hợp lại kiến thức đã học trên lớp và phát triển khả năng tư duy, nghiên cứu sáng tạo của sinh viên. Điều kiện học tập hiện đại, chuyên nghiệp, sinh viên được đăng ký tham gia các chương trình phản biện, nghiên cứu khoa học, thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp, văn phòng luật ngay từ năm thứ 2. Sinh viên không chỉ được đào tạo về kiến thức mà còn được đào tạo về kỹ năng mềm, thái độ sống tích cực thông qua các hoạt động ngoại khóa bổ ích.
– Hàng năm có rất nhiều sinh viên đạt học bổng. Tỷ lệ sinh viên đạt học bổng luôn nằm trong TOP cao của Nhà trường.
– Khoa Luật có nhiều công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên được Nhà trường đánh giá cao và có tính ứng dụng thực tế tốt.
– Bên cạnh hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sinh viên của Khoa còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ngoại khóa và giành nhiều giải thưởng cao.
Kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc với sự phát triển không ngừng của các công ty, doanh nghiệp trong nước và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn lúc nào hết, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế cần được đảm bảo. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.
Có thể nói, ngành Luật Kinh tế trở thành một ngành nghề không thể thiếu trong xã hội hiện đại, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, sinh viên ra trường có việc làm đạt tỷ lệ 100%.
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
– Mã ngành: 7380107
- Thời gian đào tạo: 4 năm
– Văn bằng: Cử nhân Luật kinh tế
– Khối xét tuyển:
- C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- A08: Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân
- A09: Toán, Địa lý, Giáo dục công dân
- C19: Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ:
- Kiến thức cơ sở khối ngành: Kinh tế học, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Maketing, Quản trị doanh nghiệp, Logic học…
- Kiến thức cơ sở ngành: Lý luận Nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật dân sự 1, Luật dân sự 2, Luật học so sánh.
- Kiến thức ngành:, Luật thương mại 1, Luật thương mại 2, Luật lao động, Luật tài chính, Luật ngân hàng, Luật đất đai, Luật môi trường, Luật cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ, Luật tố tụng dân sự.
- Kiến thức chuyên ngành: Luật Quốc tế, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, Pháp luật cộng đồng ASEAN, Kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật, Luật đầu tư, Luật thương mại Quốc tế, Luật chứng khoán, Tâm lý học tư pháp, Tiếng anh chuyên ngành.
- Các môn kỹ năng: Pháp luật hợp đồng trong kinh doanh, Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Thực hành pháp luật, Kỹ năng giải quyết các tranh chấp lao động…
- ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐH ĐẠI NAM
Ngành Luật Kinh tế được Trường Đại học Đại Nam đào tạo từ năm 2015, thu hút đông sinh viên theo học ngay từ những năm đầu, nét khác biệt đào tạo ở đây là đào tạo ứng dụng và thực tiễn. Kết hợp lý thuyết với các hoạt động mô phỏng, thực hành, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên bằng các phiên tòa giả định, ngày hội pháp luật, tham gia phiên tòa thực tế qua sinh hoạt Câu lạc bộ Luật Khoa của sinh viên hàng tháng.
- Đội ngũ lãnh đạo khoa Luật có kinh nghiệm đào tạo Luật hơn 30 năm. Hiện tại, Luật Kinh tế được xác định là một ngành đào tạo quan trọng của Trường, với cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên.
- Ngoài nội dung và kỹ năng chuyên ngành, chương trình đào tạo chú trọng giảng dạy tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành, đào tạo kỹ năng mềm, tin học, giúp sinh viên Luật khi ra trường có thể sử dụng tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin vững vàng trong hoạt động nghề nghiệp.
- Tổ chức các buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp ngay từ những ngày đầu năm học, để tân sinh viên định hướng nghề nghiệp, phần nào giúp sinh viên tự đặt ra kế hoạch học tập riêng cho bản thân cũng như trang bị kiến thức trong quá trình học tập để phục vụ công việc sau này.
- Chương trình đào tạo chú trọng tính ứng dụng thực tiễn giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn thông qua hoạt động “mô phỏng”, tham dự các phiên tòa thực tế tại các tòa án (Tòa án Tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố, Quận huyện,…), tham quan Văn phòng Quốc hội, thực tập tại các văn phòng Luật, Văn phòng công chứng, các công ty Luật, các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, UBND các cấp, các trung tâm hướng nghiệp trên địa bàn cả nước… để các sinh viên hình dung cách làm việc của mình trong tương lai.
- 2 HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA SINH VIÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề Luật, Khoa cũng như nhà trường đã chú trọng tới việc đào tạo đạo đức và thái độ của các cử nhân Luật tương lai đối với xã hội, tổ chức các hoạt động công tác xã hội như “Đông ấm”, “Tấm bánh nghĩa tình”, “Nói không với túi nilon”, “Giọt máu nghĩa tình” để các sinh viên tham gia…
- 3 CƠ HỘI VIỆC LÀM VỚI SINH VIÊN HỌC NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Học ngành Luật kinh tế, khi ra trường sinh viên dễ dàng chọn lựa việc làm với mức lương hấp dẫn và khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận công việc:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
- Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.
Với các công việc được kể trên, sinh viên có thể khẳng định năng lực của mình tại:
- Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
- Cơ quan nhà nước các cấp;
- Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý;
- Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục.
- 4 NHU CẦU THỊ TRƯỜNG, XU HƯỚNG VIỆC LÀM VỚI CỬ NHÂN LUẬT KINH TẾ
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, tính đến nay ước tính chỉ riêng các chức danh tư pháp Việt Nam cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Con số trên còn tăng lên gấp nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban ngành và doanh nghiệp. Vì vậy, ngành Luật kinh tế đang được xếp vào nhóm các ngành “khát” nhân lực của cả nước.
Trên thị trường pháp lý Việt Nam hiện nay, mức lương trung bình của luật sư tại các văn phòng luật sư nổi tiếng, hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân như sau:
- Chưa có kinh nghiệm: Từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng;
- Kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Trên 6 triệu đồng/ tháng;
- Kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Trên 10 triệu đồng/ tháng;
- Kinh nghiệm từ 5 – 10 năm: Trên 20 triệu đồng/ tháng;
- Mức lương của vị trí Partner/trưởng phòng: Từ 30 – 40 triệu đồng/ tháng và phần trăm doanh thu;
- Mức lương của vị trí Managing Partner/Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty;